NỘI QUY HỌC SINH
1. Trang phục, giao tiếp
– Học sinh mặc đồng phục của trường vào các ngày Thứ Hai và Thứ Sáu hằng tuần (nam cho áo vào trong quần).
– Trong những ngày mặc tự do, trang phục của học sinh phải đảm bảo sự nghiêm túc (Không mặc áo cổ rộng, hở nách; áo, váy, quần ngắn; kiểu cách và hoa văn không phù hợp với lứa tuổi; vải quá mỏng,…)
– Đi giày, dép có quai hậu.
– Chào hỏi, lễ phép với người lớn tuổi, thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên và khách của trường.
2. Phong cách
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường, lớp và nơi công cộng. Có ý thức giữ gìn và chăm sóc cây xanh.
– Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
– Khi tham gia mạng xã hội, cần dùng lời lẽ và hình ảnh có văn hóa, không làm tổn hại đến cha mẹ, người thân, bạn bè, các thầy cô giáo và uy tín của nhà trường.
– Tiết kiệm điện, nước, có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường.
– Đi học đầy đủ, đúng giờ, khi nghỉ học phải có đơn xin phép của cha mẹ học sinh.
– Kịp thời thông báo cho các thầy cô giáo và cán bộ phụ trách cơ sở vật chất khi có sự cố, hỏng hóc.
– Tham gia đầy đủ và tích cực các hoạt động ngoại khoá của trường.
3. Học tập
– Chuẩn bị đồ dùng học tập, học và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
– Ra vào lớp đúng giờ, ngồi đúng chỗ quy định và theo yêu cầu của giáo viên, tác phong nghiêm chỉnh.
– Trong giờ học, tập trung và tích cực tham gia các hoạt động học tập theo sự chỉ dẫn của thầy cô giáo. Chủ động, mạnh dạn hỏi thầy cô những điều chưa rõ.
– Trung thực và tích cực đấu tranh với những sai trái trong kiểm tra và thi cử.
– Chấp hành tốt quy định riêng tại các phòng Khoa học, phòng Máy tính, phòng Âm nhạc, phòng Mĩ thuật, nhà Đa năng, Thư viện, Công viên, Sân bóng …
4. Bán trú
– Ăn, ngủ đúng giờ.
– Trực nhật theo sự phân công của giáo viên chủ nhiệm và/hoặc giáo viên bán trú.
– Nếu vắng mặt giờ bán trú phải xin phép giáo viên chủ nhiệm và Ban Giám hiệu.
– Báo cáo, phản ánh trung thực và có tinh thần xây dựng khi phát hiện những sơ sót trong công tác bán trú.
5. Những điều học sinh không được làm
– Không để kiểu tóc, màu tóc lập dị. Không xăm trổ, không dán hình xăm.
– Không nói tục, chửi bậy.
– Không sử dụng điện thoại, máy nghe nhạc,… trong giờ học và giờ ngủ trưa.
– Không tàng trữ, tuyên truyền tài liệu phản động, chống phá nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Không tàng trữ, sử dụng, tuyên truyền văn hoá phẩm đồi trụy.
– Không thực hiện các hành vi vi phạm luật giao thông như: điều khiển xe máy khi chưa đến tuổi, đua xe, cổ vũ đua xe trái phép,…
– Không trộm cắp, trấn lột; không đánh bài bạc.
– Không miệt thị, xúc phạm danh dự của bạn hay người khác.
– Không gây gổ, cãi lộn, đánh nhau; không gây bè phái trong trường; không lôi kéo đối tượng bên ngoài vào trường thực hiện hành vi xấu.
– Không chơi các trò chơi nguy hiểm, không lại gần các khu vực có thể gây nguy hiểm như: tủ điện – trạm biến thế, vòi cứu hoả, nơi để bình ga – nhà bếp,…
– Không viết, vẽ, sơn, xịt, bôi bẩn, vứt kẹo cao su, xả rác lên bàn ghế, tường nhà, hành lang, lớp học, sân trường, nơi công cộng…
– Nghiêm cấm sử dụng, tàng trữ, lưu hành các chất gây nghiện, chất kích thích; hút thuốc lá, uống rượu bia; mang và sử dụng vũ khí, hung khí, các chất cháy nổ, pháo các loại, bóng nước.
6. Khen thưởng – Kỉ luật
– Khen thưởng đặc biệt những học sinh làm được những việc tốt như: nhặt được của rơi trả lại người mất, dũng cảm cứu người, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực,…
– Tuyên dương, trao thưởng những cá nhân và tập thể đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện và trong các hoạt động của nhà trường.
– Tuỳ theo mức độ vi phạm, học sinh có thể nhận các hình thức kỉ luật theo quy định của Bộ GD&ĐT.